DANH MỤC SẢN PHẨM
Bộ sưu tập
Website tiện ích
Thông tin hữu ích
Tin tức
Đá bó vỉa và câu chuyện xung quanh loại đá này
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Mê Kông. Đà Nẵng hiện nay có tám quận, huyện với tổng diện tích là 1285,4 km². Theo kết quả điều tra năm 2009 thì dân số thành phố là 887.435 người. Năm 2011, dân số thành phố là 951.700 người. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) trên địa bàn năm 2012 là 46.368,6 tỷ đồng. Trong ba năm liền từ 2008-2010, Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) đứng đầu cả nước. Tuy nhiên năm 2012, PCI của Đà Nẵng tụt xuống thứ 12/63 tỉnh, thành phố. Trong những năm gần đây (2013), Đà Nẵng đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội và được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam
Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, được xếp vào đô thị loại I, thỏa mãn các tiêu chí như tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 85% so với tổng số lao động, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng đồng bộ và cơ bản hoàn chỉnh,..
Cũng như các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội đồng nhân dân do người dân thành phố trực tiếp bầu lên và là cơ quan quyền lực nhà nước ở thành phố. Hội đồng nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2011–2016 gồm 48 đại biểu; chủ tịch là ông Trần Thọ được bầu ngày 1 tháng 4 năm 2013 để thay cho ông Nguyễn Bá Thanh. Ủy ban nhân dân thành phố là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân và là cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chính phủ Việt Nam và các nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố. Nó hiện có sáu quận, hai huyện bao gồm 45 phường và 11 xã.Ngoại trừ quận Cẩm Lệ, năm quận còn lại của thành phố đều giáp biển.
Trong những năm qua, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực không ngừng để có được một Đà Nẵng, có diện mạo đô thị ngày càng khang trang, sạch đẹp như hôm nay. Những dãy phố, vỉa hè thẳng tắp với hành lang lối đi bộ được lát các loại gạch gốm, darazo…phẳng phiu, sạch đẹp. Các kết cấu hạ tầng giao thông: bó vỉa, vỉa hè, hố trồng cây, cửa thu nước dần được định hình, đáp ứng về thẩm mỹ, mỹ quan đô thị và tiến độ thi công công trình.
Trước đây, đa phần những tuyến đường khi xây dựng (kể cả nâng cấp hay làm mới), với loại hình đá bó vỉa có dạng vuông (vát cạnh nhỏ phía trên) hay dạng tròn, cứ cách khoảng 25-30 m thì được mở lối lên xuống cho xe đạp, xe máy lên xuống vỉa hè. Với các lối lên xuống cách khoảng như thế, Nhà quản lý có ý đồ gom lượng xe lên xuống tại các lối này, nhằm hạn chế những người thiếu ý thức mỗi khi “tuôn” xe từ trong nhà ra đường, dễ gây tại nạn cho các xe đang tham gia giao thông.
Thực tế vẫn còn những tồn tại, bất cập xuất hiện trong quá trình khai thác, gây chú ý nhất là những viên gạch, đá kê, bê tông xi măng của người dân tự ‘nghiên cứu’ đắp thêm tại mép bó vỉa, để phục vụ cho mục đích đi lại lên xuống vỉa hè. Ngoài ra, người dân còn đập phá một số vị trí dải phân cách hoặc dùng gạch đá kê tạm bợ để đưa xe máy, xe đạp vượt qua dải phân cách rất nguy hiểm...
Ý đồ của nhà chức trách khi dân cư đô thị ngày càng đông đúc thì nhu cầu sử dụng vỉa hè ngày càng lớn. Vỉa hè gần như đã được người dân sử dụng kinh doanh, để xe cộ, đồ dùng chiếm hết cả lề đường, dẫn đến tình trạng lối lên xuống cách khoảng 25-30 m như trước đây, không còn có tác dụng (trừ những nhà có mặt tiền ngay những lối này). Với thực trạng trên, trong những năm gần đây, Ngành giao thông đã chủ động thiết kế bó vỉa có dạng vát cao khoảng 15 cm để thuận lợi cho việc đi lại của xe đạp, xe máy khi đi từ vỉa hè xuống lòng đường.
Đá bó vỉa và biện pháp khắc phục
Biện pháp khắc phục tình trạng trên, ngành giao thông vận tải nên kiến nghị cấp thẩm quyền chỉ đạo các cơ quan chức năng (UBND các quận, Đơn vị quản lý cầu đường, các cơ quan nhà nước có lối lên xuống không đúng yêu cầu) ra quân đồng loạt dọn dẹp theo cách:
+ Đối với các tuyến đường đá bó vỉa có dạng vát mà người dân vẫn đắp thêm bê tông xi măng, gạch đá thì giao cho UBND quận chỉ đạo các phường vận động người dân tự tháo dỡ hoặc UBND quận ra quân sử dụng xe máy chuyên dùng (máy san) san gạt để trả lại mỹ quan đường phố;
+ Đối với những tuyến đường còn lại trên địa bàn thành phố, có đá bó vỉa dạng vuông, dạng tròn, kiến nghị UBND thành phố cho cải tạo lại bó vỉa có dạng vát (nhưng chỉ đập bỏ phần bê tông và thi công phần vát phía trên để tiết kiệm kinh phí);
+ Trường hợp các tuyến đường có bó vỉa dạng vuông, dạng tròn mà không cải tạo lại dạng vát thì:
Tuyên truyền
- Giao cho đơn vị quản lý cầu đường, nghiên cứu sản xuất đồng loạt bậc lên xuống bằng kim loại (theo mẫu thống nhất) và phát cho các hộ dân (có thu tiền một phần) để người dân tự đặt ra mỗi khi xe lên xuống và cất đi khi không sử dụng, nếu sử dụng xong mà không cất đi sẽ bị thanh tra giao thông tịch thu (loại bậc cấp lên xuống bằng kim loại đã được thành phố Hà Nội sử dụng khá phổ biến).
- Tuyên truyền, vận động người dân tự tháo dỡ phần xây, kê thêm gạch đá tại lối lên xuống đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn cho phương tiện giao thông đang tham gia giao thông;
Mỗi tấm đá bó vỉa cũng tạo nên vẻ đẹp cho đường phố Đà Nẵng , một vẻ đẹp lâu đời và truyền thống .Vì vậy mọi người cần phải chân trọng vẻ đẹp của nó . Đừng vì lợi ích riêng của mình mà phá hủy đi cảnh quan chung của thành phố Đà Nẵng
tham khảo thêm đá băm mặt
Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Anh Hà : 0916 397 242
Hồ Ngọc Đức : 094.333.3838
Đối tác